Văn hóa Khoa cử

Khoa cử chế được coi là nguyên mẫu để thiết lập hệ thống thi cử phổ thông và chế độ tuyển công chức viên hiện đại.

Văn quan vinh quy đồ.Võ quan vinh quy đồ.
Đề mục quốc văn luận, trường đệ tam, khoa Kỉ Mùi (1919), niên hiệu Khải Định : "Việc chánh-trị bây giờ càng khó, Trung-kì, Bắc-kì tình-thế khác nhau, nên sửa-sang những điều gì trước ? Luận !". Văn bài thí sinh Nguyễn Cao Tiêu (阮高標, 1887 - ?), đỗ tiến sĩ đệ tứ :
Chánh-trị là việc rất quí trong nước, sắp-đặt việc chánh-trị khi nào cũng khó, mà bây giờ càng khó hơn ; nước nào cũng khó mà nước ta lại càng khó hơn bởi vì tình-thế mỗi thời một khác thời chánh-trị cũng phải theo thời theo thế mà khác nhau.
Trong nước ta, trừ xứ Nam-kì là nhượng-địa, việc chánh-trị đã có quí-quốc sửa-sang, còn Trung-kì và Bắc-kì đức Hoàng-Thượng ta cầm quyền chủ-trị, mà Bắc-hà thời phần nhiều giao cho quí-quan giúp-đỡ, tình-thế không giống nhau nên chánh-trị sửa-sang cũng có lẽ không giống nhau được, vì rằng chánh-trị vẫn có nhiều việc, nhưng mà theo tình-thế và thời-thế, thời có việc cấp lại có việc hoãn, việc hoãn nên làm sau mà việc cấp phải nên sửa trước, biết điều nên sau nên trước thời thang tiến-bộ mới có thể mau bước tới bực văn-minh vô-hạn. Nay xét trong mục chánh-trị không điều gì lớn hơn và cần hơn giáo với dưỡng, có giáo có dưỡng thời nước mới có văn-minh, giầu-mạnh được, nhưng việc gì nên trước nên sau, thời nó theo thời theo thế mà khác.
Xứ Trung-kì là nơi Ðế-Đô, đức-giáo ngấm-nhuần, dân-phong thuần-hậu, nhưng mà đất thời hẹp, dân thời nghèo, xem như đức Hoàng-Thượng ngài ân-cần khuyến-dụ cho các quan, để dậy dân khai-lợi trong ba nơi thượng-ban, trung-ban, hạ-ban thời biết trị-sinh là việc nên sửa trước ở nơi Trung-kỳ. Vậy xin tuân-theo lời Chỉ-dụ và nhờ ơn quí-quốc giúp-đỡ cho, sắp-đặt trước những việc nuôi dân, như khai-hoang khẩn-điền và dậy những nghề-nghiệp làm ăn dưới biển, dân có no-đủ thời mọi việc mới có thể tấn-hóa được mau.
Còn xứ Bắc-kì mấy lâu nay nhờ ơn quí-quốc sắp-đặt các việc, một ngày tấn-tới hơn xưa, nhưng mà đất-đai xa-cách, học-thuật ngày một mới mang, tình liên-lạc có hơi xa, thời chánh-trị phải nhiều điều trở-lực, xem như lời Thượng-dụ Bắc-hà ân-cần lấy luân-lý cương-thường làm trọng, thời biết sự giáo-dục nên sắp trước. Vậy xin thương định cứ y theo chương-trình học mới, nhưng xin dịch thêm những lời huấn-dụ của Liệt-Thánh Bản-Triều, để ban cho mà học, lại mỗi tuần hoặc mỗi tháng có một ngày giảng-thuyết về huấn-điều ấy để liên-lạc lấy nhơn-tâm phong-tục thời giáo-hóa trong ngoài như một, ai cũng biết tôn-quân thân-thượng mà mọi đàng ích-lợi càng thêm.
Ấy thời-thế như vậy, tình-thế như vậy, thời sắp-đặt nên như vậy, còn tiết-mục cho tường, cơ-quan cho kĩ, thời nhờ Triều-Đình, nhờ ơn Quí-Quốc.
— Nguyễn Thị Chân Quỳnh, Khoa cử Việt Nam tập hạ
Đề mục quốc văn luận, trường đệ tam, khoa Kỉ Mùi (1919), niên hiệu Khải Định : "Nước ta văn-hiến trải mấy ngàn năm, bây giờ nghĩ phỏng Thái-Tây đặt Viện Hàn-lâm dịch các sách vở chăng ? Luận !". Văn bài thí sinh Dương Thiệu Tường (楊紹祥, 1895 - ?), đỗ tiến sĩ đệ thất :
Sự văn-học thực là quan-hệ cho vận-hội trong một nước, vì rằng văn-hiến còn thì quốc-túy còn, mà quốc-túy còn thì nước mới văn-minh, cho nên đời nào cũng vậy, đều lấy việc bảo-tồn quốc-túy làm cốt, mà bảo-tồn quốc-túy lại phải bởi người nên duy-trì mới được.
Nước ta lập-quốc ở cõi Viêm-bang, xưa nay vẫn là một nước văn-hiến, khi trước cũng đã có văn-tự, nhưng từ khi ông Sĩ-Nhiếp lấy Hán-tự dạy dân mà nền Hán-học mới phôi-thai từ đó, từ sau các đời Ðinh Lý Trần Lê cũng lấy sự mở-mang việc văn-học làm trọng, nào đặt khoa bác-học, nào lập khoa minh-kinh, lại đặt ra ngũ-kinh-bác-sĩ, hoành-từ-chế-khoa, mà các bậc danh-nhơn cũng nhiều, như ông Phan-huy-Chú làm sách Lịch-triều-hiến-chương, ông Lê-quý-Ðôn làm sách Vân-đài-loại-ngữ văn-học rất là rõ-ràng. Ðến Bản-Triều lại càng thạnh lắm nào lập ra trường học, nào lập ra Khoa-Cử, có Bí-Thơ-viện để giữ những sách quí-báu trong nước, có Tu-Thơ-cuộc để sửa-sang sách-vở dậy dân, trải mấy trăm năm văn-hiến, nhơn-dân cũng bởi đó mà khai-hóa, phong-tục cũng bởi đó mà duy-trì, dẫu cách mấy đời người mà quốc-túy vẫn còn mãi-mãi. Ðến bây giờ là thời-đại văn-minh, học-giới thay-đổi, mà học-giới đã thay-đổi thời không thể giữ mãi được lối văn-tự cũ, nhưng nước nhà mấy ngàn năm vẫn lấy Hán-tự làm quốc-túy, vì rằng những điển-chương pháp-độ của các đời trước, cùng là bởi cách-ngôn lí-học của bậc Thánh-Hiền đều cơ-sở ở Hán-học cả, nếu chữ Hán hết đi thời sau này quốc-dân ta lấy gì mà khảo-cứu hiến-chương của đời trước, người sau lấy đâu mà xem-xét văn-minh của nước-nhà, lại phải dịch ra quốc-âm thời mới lưu-truyền về sau được, cho nên việc lập hội Hàn-lâm dịch các sách-vở để giữ lại văn-hiến nước-nhà, thực là cần lắm.
Xem như nước Ðại-Pháp là nước văn-học có tiếng bên Âu-châu cũng có hội Hàn-lâm, hội ấy tự ông Richelieu lập ra từ năm 1635, có 40 ông hội-viên toàn là người danh-sĩ trong nước cả, để dịch-soạn các sách-vở trong nước và các sách những nước văn-minh, để khuyên dậy dân, nên nước Ðại-Pháp thành được một nước văn-minh cũng bởi hội Hàn-lâm ấy.
Ðức Hoàng-Thượng ta vẫn hằng lưu-tâm đến việc đó, xem-xét đến việc đó, cũng định bắt-chước nước Ðại-Pháp dựng ra hội Hàn-lâm để dịch những điển-chương pháp-độ của các đời, những văn-chương của các danh-nhơn đời trước, cùng những sách hay bên Thái-Tây ra quốc-ngữ hoặc chữ Tây để làm một cái gương khảo-nghiệm cho đời sau, muốn họp cả chế-độ lịch-triều làm chế-độ một triều, thâu cả văn-minh các nước làm văn-minh một nước, thực là một việc rất hay chưa từng thấy trong lịch-sử bao giờ. Tôi thiết-tưởng hội Hàn-Lâm đã dựng, thời văn-hiến hãy còn, không những bảo-tồn được quốc-túy mà lại duy-trì được nhơn-tâm thế-đạo, mở con đường khai-hóa sau này, văn-chương, lịch-đại, điển-hiến các đời, trải mấy ngàn năm mà còn lưu-truyền mãi-mãi, thực là một cái hạnh-phúc cho nền văn-học nước-nhà mà thực là một cái hạnh-phúc cho hậu-vận nước Nam ta vậy.
— Nguyễn Thị Chân Quỳnh, Khoa cử Việt Nam tập hạ
  • Kí họa Trịnh soái phủ và trường thi Đình tại Đông Kinh.
  • Họa phẩm năm 1853 tả cụ Nguyễn Văn Siêu dạy học.
  • Họa phẩm Lão oa giảng độc.
  • Sĩ tử cao niên ở Nam Định.
  • Trường thi Hương 1888 tại Nam Định.
  • Lễ xướng danh khoa thi Đinh Dậu (27 tháng 12 năm 1897) tại Nam Định.
  • Các vị khảo quan trong lễ xướng danh khoa thi Đinh Dậu (27 tháng 12 năm 1897) tại Nam Định.
  • Quan chủ khảo Cao Xuân Tiếu tại trường thi Nam Định năm 1897.
  • Cống sĩ hành lễ lạy các quan chủ khảo tại tràng thi Nam Định năm 1897.
  • Khoa thi Hương năm Canh Tí (1900) tại Nam Định.
  • Cử nhân đăng khoa nhận mũ áo.
  • Đệ nhất trường (第一場).

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Khoa cử http://140.112.142.79/publish/query_result.asp http://culture.people.com.cn/BIG5/40479/40480/3789... http://www.airitilibrary.com/Publication/alDetaile... http://www.aisixiang.com/data/12399.html http://www.aisixiang.com/data/79010.html http://viethocjournal.com/2019/01/luoc-su-che-do-k... http://chimviet.free.fr/vanhoc/chquynh/thihuong/DA... http://vietsciences.free.fr/vietnam/sudia/viecthic... http://www.cuhk.edu.hk/ics/21c/media/online/050503... http://readopac3.ncl.edu.tw/nclJournal/search/deta...